Chỉ đường →
0
CHUYÊN BÁN ĐỒNG HỒ CỔ - UY TÍN - CÓ BẢO HÀNH
093 464 1088   024 6680 9640
HH1A - Chung cư HH Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SỐ TÀI KHOẢN
Đào Thị Hạnh 0451 001 392 115 - Vietcombank - Hà Nội
BANDONGHOCO.COM Tin mới
Chiếc đồng hồ SLAVA

Vợ tôi tìm thấy một chiếc đồng hồ báo thức hiệu Slava, “made in USSR” ( Liên Xô). Chiếc đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa đỏ, mặt vuông, hai kim. Đương nhiên nó đã chết từ lâu. Kim của nó chỉ đứng lúc 10 giờ 17 phút, không biết là ban đêm hay ban ngày và vào ngày tháng năm nào. Một cái chết bị lãng quên. Thật ra, dó là cái xác đồng hồ chưa bị tái chế.

Vợ tôi tìm thấy một chiếc đồng hồ báo thức hiệu Slava, “made in USSR” ( Liên Xô). Chiếc đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa đỏ, mặt vuông, hai kim. Đương nhiên nó đã chết từ lâu. Kim của nó chỉ đứng lúc 10 giờ 17 phút, không biết là ban đêm hay ban ngày và vào ngày tháng năm nào. Một cái chết bị lãng quên. Thật ra, dó là cái xác đồng hồ chưa bị tái chế. Cái xác bằng kim loại và nhựa tổng hợp nên không thối rữa, phân hủy. Tôi lấy khăn lau những vết rỉ, bụi bặm, làm lộ ra màu vỏ nhựa đỏ và mặt kính trong suốt. Tôi nghĩ có thể để trên bàn như một vật trang trí. Và khi nào con gái tôi về thăm tôi sẽ cho nó và cháu ngoại xem, biết đâu nó sẽ mừng thấy lại chiếc đồng hồ cũ như gặp lại người thân. Nếu nó cần thì tôi sẽ trao lại chiếc đồng hồ…

Tôi quyết định giữ chiếc đồng hồ ấy lại cho dầu nó không còn hoạt động nữa. Bởi đó là chiếc đồng hồ duy nhất tôi mua cho con gái đầu của tôi khi nó học cấp hai, nay nó đã ngoài ba mươi tuổi. Một lý do khác là dòng chữ “made in USSR”, tức Liên Xô, cũng đã trở thành quá khứ kể từ 1991. Tôi dùng Google để tìm hiểu về thương hiệu đồng hồ Slava và nhận ra chiếc Slava của tôi nay trị giá 29,99 US$ trong bộ sưu tập hàng trăm chiếc đồng hồ cổ cùng nhãn hiệu. Té ra chỉ trong mấy mươi năm nhiều thứ đã trở thành đồ cổ, từ đồng hồ Slava, Pol Jot, chiếc quạt tai voi, từ chiếc ô-tô Moskevich, đến tên nướcUSSR …Người ta cũng trở thành “đồ cổ”, có điều những món đồ cổ thì có giá bán còn con người thì không, có khi còn làm vật cản cho những người trẻ tiến bước. Đồ vật cổ thì càng lâu năm càng có giá , còn con người thì ngược lai.

Tôi mang chiếc Slava ra tiêm sửa đồng hồ ở đầu chợ Bàn Cờ xem liệu có sửa được không. Có lẽ, dây thiều của nó bị đứt, tôi đoán mò như thế vì thực ra tôi chẳng biết gì về bộ máy đồng hồ. Tôi sẽ vô cùng thích thú nếu nó sống lại.

Chú thợ đồng hồ còn trẻ xem qua chiếc Slava và bảo tôi: “ Thú thật với chú, cháu chưa thấy loại nầy bao giờ. Có khi nó già hơn cháu. Bây giờ người ta toàn dùng đồng hồ điện tử chạy pin, hư là vất bỏ vì nó rẻ rề. Mà ít ai còn xài đồng hồ báo thức vì trên điện thoại đã có đồng hồ có thể cài đặt báo thức…”. Thật tình tôi cũng không tin lắm anh thợ trẻ có thể phục hồi chiếc đồng hồ Slava nhưng với tôi nó chạy lại được thì tốt mà không chạy được cũng chẳng sao. Tôi chỉ cần giữ cái xác nó làm kỷ niệm như những người sưu tầm đồ cổ chỉ để xem chứ không để dùng. Chẳng ai đem chiếc rìu đá để chặt cây hay dùng mũi dáo đồng để đánh nhau.

Khi tôi lấy lại chiếc đồng hồ để mang về thì chú thợ sửa đồng hồ bảo tôi, “ Chú cứ để đấy cho cháu xem thử, tuần sau chú ra lấy. Cháu cố mò xem. Mua đồng hồ mới thì dễ nhưng làm sống lại một chiếc đồng hồ Liên Xô cũ khó hơn nên cháu muốn thử…”. Tôi đồng ý ngay, vì tôi nghĩ rằng với tôi chiếc đồng hồ là một kỷ vật, còn với anh ta nó là một thử thách nghề nghiệp. Tôi dặn: “ Nếu thấy sửa không được thì chú ráp lại như cũ cho tôi nhé”. Tôi hỏi tiền công bao nhiêu anh ta bảo sửa được mới lấy tiền, giá cả tính sau tùy thời gian, công sức bỏ vào. Thế là công bằng cho cả hai bên.

Đúng sáng thứ Bảy tuần sau, tôi gặp lại chú thợ đồng hồ. Tôi liếc thấy chiếc đồng hồ Slava của tôi nằm trong góc tủ kiếng, xem chừng không có gì thay đổi, vì nó không có kim giây nên không biết nó “chạy” được hay không. Chú thợ lấy nó ra, trao cho tôi, bảo “chạy được rồi”, lúc đó tôi mới nhận ra kim của nó chỉ 9:45 như chiếc Rado trên tay tôi. Khi tôi áp nó sát vào tai tôi, tôi vẳng nghe những tiếng tic-tắc đều đều, rất khẽ như nhịp đập trái tim. Đồng hồ Slava đã sống lại sau hàng chục năm chết trong sự lãng quên mặc cho thời gian thì cứ trôi xuôi không trở lại.

Lịch sử và cuộc đời của một người đã đi qua không bao giờ trở lại,  không như chiếc đồng hồ cổ có thể được phục hồi. Những chiếc kim đồng hồ cứ chạy giáp một vòng sẽ trở về điểm cũ, còn cuộc đời, lịch sử không thể đảo ngược như dòng sông chảy xuôi “ bôn lưu đáo hải bất phục hồi”*

Nam Thi

CÁC TIN KHÁC