Chỉ đường →
0
CHUYÊN BÁN ĐỒNG HỒ CỔ - UY TÍN - CÓ BẢO HÀNH
093 464 1088   024 6680 9640
HH1A - Chung cư HH Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SỐ TÀI KHOẢN
Đào Thị Hạnh 0451 001 392 115 - Vietcombank - Hà Nội
BANDONGHOCO.COM Về radio, cassette
Những vật dụng thời bao cấp

Tớ lớn lên trùng với dịp đất nước chuyển mình, giai đoạn 88 – 91 đầy biến động và thử thách, không chỉ với vận mệnh đất nước, mà còn với cuộc sống của từng cá nhân người Việt, trong đó có tớ, ba mẹ tớ, ông ngoại tớ (bà ngoại tớ mất mà chưa kịp nhìn thấy ngày đất nước Đổi mới), cô cậu tớ và bạn bè tớ. Đã có một entry dài về những năm tháng đó

(sưu tầm)Tớ lớn lên trùng với dịp đất nước chuyển mình, giai đoạn 88 – 91 đầy biến động và thử thách, không chỉ với vận mệnh đất nước, mà còn với cuộc sống của từng cá nhân người Việt, trong đó có tớ, ba mẹ tớ, ông ngoại tớ (bà ngoại tớ mất mà chưa kịp nhìn thấy ngày đất nước Đổi mới), cô cậu tớ và bạn bè tớ. Đã có một entry dài về những năm tháng đó

Tự nhiên tớ kiếm được một bộ ảnh Hà Nội những năm 91, vừa xem vừa cười, nhiều thứ nhìn ảnh mới nhớ ra nó đã từng thân quen với mình thế nào, mới nhớ ra có những điều đã trôi qua và vĩnh viễn mất đi.


Mọi người có biết anh này đang bán gì không? Chắc nhiều người không đoán ra đâu nhỉ, anh ý đang bán máy … cán bánh phở! Bánh phở được tráng như tráng bánh cuốn, rồi dùng máy này để cán thành sợi. Hồi bé tôi rất hay ở nhà thằng em họ Hoàng Anh tên thường gọi Tít ti, đại gia đình nhà nó có nghề làm bánh phở, trẻ con rỗi, tôi ngồi nghịch mấy cái máy này suốt. Xin một mẩu bánh phở con con, rồi cho qua máy cán đi cán lại, thích thú nhìn những bánh xe răng cưa két đầy dầu mỡ chuyển động, niềm vui trẻ con chỉ đơn giản thế.


Những món đồ dân dụng quen thuộc của người Hà Nội thời hậu Bao cấp. Những chiếc phích Trung Quốc, vài cái bếp điện Liên Xô, mấy cái phích đá Liên Xô nốt, rồi cả quạt tai voi nữa. Khi ấy tôi có một sự hâm mộ “tuyệt đối” với cái phích đá Liên Xô nhà thằng Hoàng Anh (bố mẹ nó, tức là chú Dũng và cô Hoa của tôi đi Liên Xô về, vì thế mới dành dụm được một cái), đơn giản vì nó được dùng để … đựng đá (đương nhiên) và đựng kem vào những dịp hiếm hoi ba mẹ tôi hoặc các cô các cậu nổi hứng mua kem về cho hai đứa trẻ con (nhà ngoại khi đó chỉ có tôi và thằng em họ, bây giờ đã “phồng” lên thành 8 đứa “trẻ con”). Còn cái quạt tai voi nữa, nhà tô khi đó có một cái quạt như bày bán ở trong ảnh, nhưng cũ, xấu, bẩn hơn nhiều, lúc nào phải chui vào màn với cái quạt, tô cũng … giật mình thon thót vì chị sợ nó … bung cánh quạt tiện đứt vài ngón chân của mình.


Ôi một thời đã xa! Cho đến mãi năm 1994, 5 năm sau ngày Đổi mới, khi đi học thêm thầy Cầu (thần tượng của mọi thế hệ chuyên Toán CVA cấp 1) ở 25K Phan Đình Phùng (chỗ chi chít hàng photocopy bây giờ) vẫn còn những người đánh máy thuê thế này. Họ cứ ngồi im lặng dưới tán cây của con phố đẹp nhất Hà Nội, họ chờ khách hàng, và có lẽ họ cũng chờ những chiếc máy tính sẽ “delete” họ đi mãi mãi chỉ một vài năm sau đó.


Tầm lớp 2, lớp 3 (1991, 1992), lắc vòng là “mốt” của bọn trẻ con, người người lắc vòng, nhà nhà lắc vòng. Tôi cũng vòi vĩnh mẹ mua cho một cái vòng rồi vác lên gác thượng lắc lấy lắc để. Nhưng vui nhất là mang vòng sang khu P20 – khu tập thể của Hội Liên hiệp phụ nữ ở bên kia đường để chơi với lũ trẻ con bên đó. Ở đó tôi có cực kì nhiều bạn, bạn cùng lớp, bạn kém tuổi, bạn hơn tuổi. Tôi từng chơi đồ hàng với mấy chị gái, chơi điện tử với mấy ông anh, đá bóng với lũ bạn và cả đánh nhau với mấy thằng kém tuổi, đương nhiên, cả lắc vòng nữa. Đến lớp 4, khi biết tin cả tập thể sẽ phải chuyển đi, cứ đến tối đi ngủ là tôi lại ước sau này mình sẽ thật giàu có, thật nhiều tiền để “mua” lại cả khu P20 cho bạn bè tôi về ở. Đến lớp 6 thì khu P20 bị phá thật, tan nát, tôi mất hết thông tin về bạn bè, thằng Nam, thằng Thịnh, những đứa học cùng tôi suốt 4 năm, tận hưởng niềm vui đọc những quyển Đô rê mon đầu tiên cùng tôi, mãi mãi tôi không tìm lại được bọn nó nữa. Mãi sau, gần 10 năm sau khu P20 mới được trưng dụng để xây khách sạn, trong lũ bạn cũ tôi chỉ gặp lại thằng Huy, giờ nó làm nghề sửa xe, tôi gặp nó trong một lần ra hàng để bơm con cuốc của mình, tôi trả tiền, nó chỉ cười, và không lấy. Không biết những đứa khác giờ ở nơi đâu, sân khu tập thể xưa chúng tôi thường đá bóng bây giờ đã mọc lên thêm một cái lô cốt nữa của Hà Nội.


Buổi trưa trước chợ Đồng Xuân, đường phố vắng vẻ, trên đường nhìn quanh mới chỉ thấy hai chiếc xe máy, còn lại là đi bộ, xe đạp, xích lô. Lúc này chợ Đồng Xuân vừa được xây mới, xây rồi để bị lửa thiêu rụi. Có lẽ đó là vụ cháy lớn nhất Hà Nội trong vòng 20 năm, đêm chợ cháy, ngõ nhà tôi cũng náo loạn, tiếng xe cứu hỏa hú inh ỏi ngoài đường. Không biết có bao nhiêu người phải làm lại cuộc đời sau cái đêm ấy, bắt đầu lại cuộc sống từ hai bàn tay trắng, giống như đất nước ta bắt đầu “chiến đấu” một lần nữa vì vận mệnh cả dân tộc sau hơn 10 năm chiến tranh.

Cuộc sống Hà Nội những năm đó tràn ngập khó khăn và thách thức. “Đi buôn”, “đi lao động xuất khẩu”, “làm thêm” đã trở thành lẽ sống của mỗi con người Hà Nội, có lẽ chưa bao giờ Đại học “ế” như lúc này, khi người ta cần kiếm được nhiều “tiền” để có một cuộc sống tốt hơn là kiếm được nhiều “chữ”. Bố mẹ tôi cũng phải bươn chải, phải đi buôn, phải làm thêm. Cuộc sống vất vả, con người sẽ thế nào?

Họ sẽ cười…

Ông và cháu cùng cười.


Mấy em gái đang tắm rửa giặt giũ ở cái giếng khoan trên vỉa hè


Và cả nụ cười giòn tan của thằng cu đang trông xe hàng nữa.


Cuộc sống là thế, đôi khi khó khăn lại khiến người ta gần gũi nhau hơn. Nhưng quan trọng là trong mỗi người đều có hai chữ Hy vọng – hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn, hy vọng vào cuộc sống hạnh phúc hơn, đầy đủ hơn, hy vọng mọi người sống với nhau tốt hơn,… Có lẽ thế hệ bây giờ sẽ buồn cười khi nhìn lại những hình ảnh này, và chắc có ai đó sẽ muốn quay về thời kì “khó khăn mà hạnh phúc” đó. Còn tôi? Tôi … không về đâu (mà cũng chẳng về được), cuộc sống đang còn chờ trước mắt kìa, và cuộc sống đang tốt đẹp hơn kìa. Nhìn lại quá khứ, trân trọng nó, chỉ đơn giản là một cách để phấn đấu cho tương lai. Nên thế, và phải như thế.

CÁC TIN KHÁC