Chỉ đường →
0
CHUYÊN BÁN ĐỒNG HỒ CỔ - UY TÍN - CÓ BẢO HÀNH
093 464 1088   024 6680 9640
HH1A - Chung cư HH Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội

SỐ TÀI KHOẢN
Đào Thị Hạnh 0451 001 392 115 - Vietcombank - Hà Nội
BANDONGHOCO.COM Cafe cổ ngoạn
Thú chơi đồng hồ quả lắc cổ

Hơn 20 năm gắn bó với những chiếc đồng hồ quả lắc, anh thấm nhuần những giá trị tinh thần không gì sánh nổi từ những chiếc máy đo thời gian mang lại. Dù mỗi chiếc đồng hồ khác nhau về hình dáng, xuất xứ, nhưng đều chung một tiếng lòng, tiếng “tích tắc” lúc êm dịu, khi thánh thót. Với anh, nếu chỉ có niềm đam mê, thì vẫn còn thiếu nhiều lắm...

Hơn 20 năm gắn bó với những chiếc đồng hồ quả lắc, anh thấm nhuần những giá trị tinh thần không gì sánh nổi từ những chiếc máy đo thời gian mang lại. Dù mỗi chiếc đồng hồ khác nhau về hình dáng, xuất xứ, nhưng đều chung một tiếng lòng, tiếng “tích tắc” lúc êm dịu, khi thánh thót. Với anh, nếu chỉ có niềm đam mê, thì vẫn còn thiếu nhiều lắm...

...Ông và cháu

“Tích tắc,... tích tắc...”, nghộ ghê, cậu bé Thắng cứ ngắm nghía mãi “cái hộp gỗ” của ông nội, bên trong có treo cái quả tròn, cứ lúc lắc không ngừng, và cứ “tích tắc... tích tắc...”. Thế rồi nghe dần thành quen, thấy vui tai và thích lắm, không nghe “tích tắc” là thấy nhớ.

Người đầu tiên truyền thụ cho anh những kiến thức, hiểu biết, những tinh túy nhất của “cái hộp gỗ, có tiếng tích tắc” là ông nội đáng kính. Mới đầu, ông cứ để anh nghe vậy thôi, đến khi thấy anh thích, ông mới dần chỉ bảo. Rồi anh đã không còn gọi là cái “hộp gỗ phát nhạc”, anh đã biết đó là cái đồng hồ quả lắc. Năm lên 8 tuổi, ông bắt đầu dạy anh cách lên dây cót cho đồng hồ. Khi đó, xem giờ thôi, với trẻ con vẫn là cái gì đó trừu tượng lắm. Vậy mà, anh được chạm vào đồng hồ, được lên dây cót, thật nhẹ nhàng, lên vừa tay thôi... Ông còn dạy anh, nếu thấy đồng hồ chạy nhanh thì hạ quả lắc xuống, nó chạy chậm thì nâng quả lắc lên...

Image
Anh Phạm Đình Thắng bên chiếc đồng hồ của ông Nội để lại
Trong nhiều kỷ niệm về ông, anh nhớ nhất có lần ông kể: “Dạo đó, ông mua được cái đồng hồ tận chợ Vinh, có bà nội đi cùng, đã đặt đồng hồ vào thúng, quảy gánh đi về. Cứ thế, ông và bà sánh bước, vượt bộ về nhà...”.
Con đường thẳng từ những đêm mất ngủ
Khi đã biết đến đồng hồ, là anh yêu thích, say mê, rồi “ghiền” lúc nào không biết. Mà “ghiền”, cũng phải có cái duyên. Hơn 10 năm về trước, nhân chuyến đi công tác ở Nam Định, tình cờ anh mua được chiếc ODO 36 của ông Long, chiếc đồng hồ của Tây, vỏ đóng nguyên bản, mặt bát giác, mặt số mạ kền, các con số nổi, viền cũng mạ kền. Có duyên là thế, chịu khó sục sạo tìm mua, ấy vậy mà vẫn nhiều lúc vuột mất khỏi tay những chiếc đồng hồ quý. Khi đã thấy và thích, thì anh mê lắm, phải mua cho bằng được,nếu không thì rấm rứt, người khó chịu, và nhiều đêm mất ngủ!
Cách đây 3-4 năm, biết anh Phát ở Lý Quốc Sư có “con” J5, anh mê lắm, muốn thực sở hữu, nhưng anh Phát không chịu bán. Thế là đêm về mất ngủ. Rồi, đến “con” ODO 36 của anh Phúc ở Lê Thanh Nghị, cũng chỉ được “nghía”, mà không mua được, lại một đêm không ngủ, thầm tiếc. Nhưng nào đã bằng “con” ODO 30, ở tận Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, chỉ còn “đồng với sắt”; ấy vậy mà anh lặn lội biết bao lần, vẫn bị chủ sở hữu từ chối.
Giờ, khi đã sở hữu đến cả trăm chiếc, vậy mà anh vẫn luyến “con” ODO 30 lắm. “Rảnh, mình sẽ lại về Nghệ An, thăm nó, chỉ mong ông chủ đổi ý, được giá là mua liền”, anh Thắng nói.
Lắng nghe, cảm nhận và thấu hiểu...
Tiếp câu chuyện, vẫn với giọng nhẹ nhàng, nhưng khá đanh, rõ, anh Thắng chia sẻ: “Muốn nghe và ngắm nhìn chiếc đồng hồ quả lắc, để thấy hết cái đẹp, độ tĩnh của âm điệu, nghe được tiếng ‘tích tắc’ tốt hay không, thì tốt nhất vào khoảng 11-12 giờ khuya. Còn nếu muốn chỉnh giờ, để đạt độ chính xác cao, thì tốt nhất vào khoảng 9-10 giờ sáng. Đó mới chỉ là chút kinh nghiệm về cách hiệu chỉnh thời gian, chứ về không gian và cách bài trí cũng tỉ mỉ không kém: từ hướng treo cũng phải chuẩn, treo đồng hồ phải có độ thăng bằng chính xác đến từng milimet... Treo cao quá, hay thấp quá, tiếng chuông đánh cũng khác. Nếu treo lệch, không cân, đồng hồ sẽ không chạy, không chính xác, cót sẽ không cung cấp đủ giờ chạy, giờ đệm nhạc...”.
Nghe nhiều lắm rồi, đã thành quen và không thể thiếu, đều đặn Chủ nhật hàng tuần, anh chỉnh trang lại, tăng chỉnh độ chính xác, chỉnh lại giờ, và chỉnh để cùng lúc hàng chục chiếc đồng hồ “rủ nhau” đổ chuông, điểm nhạc. Thế nhưng, nghe thôi, chưa đủ, anh Thắng nói tiếp: “Cứ mỗi lần lắng nghe, rồi ngẫm, mình thấy đúng lắm, chính xác đến kỳ lạ, tiếng ‘tích tắc’ của đồng hồ như tỷ lệ thuận với sức khỏe của mình vậy. Cả ngày đi làm mệt mỏi, về nhà cơm nước xong, xem TV, rồi đi ngủ, cứ từ chập 10 giờ tối, tiếng tích tắc, điểm nhạc lại vang lên trong không gian, nhưng êm dịu lắm, như muốn nhắc nhở mình, còn vướng bận, phiền não gì thì mau chóng gạt bỏ, để dần đi vào giấc ngủ, hôm sau còn đi làm. Buổi sáng, cứ nghe điệu nhạc báo 6 giờ, tiếng thánh thót, giục giã, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, bận rộn. Thế đấy, mình bận, đồng hồ cũng bận, nhưng mình rảnh, đồng hồ có nghỉ đâu, vẫn miệt mài, luôn nhắc nhở đúng lúc...”.
...Lưu đã khó, giữ còn khó hơn
Để có được chiếc đồng hồ cổ tốt, theo anh Thắng, cần đảm bảo chắc chắn đó là sản phẩm nguyên chiếc. Chiếc đồng hồ cần có tính hệ thống, chuẩn, kết cấu đồng bộ. Có được chiếc đồng hồ cổ như vậy, giá trị rất lớn, âm thanh rất chất lượng, thể hiện rõ nét “cổ” đặc trưng. Theo kinh nghiệm, thì anh thích những chiếc đồng hồ của châu Âu, như phong cách Pháp chẳng hạn (vỏ được thiết kế kỹ, tỉ mỉ, ưa nhìn, gỗ được chọn loại tốt, không mối mọt. Chất liệu gỗ không quá nặng, cũng không quá nhẹ, thường là gỗ Lu hoặc gỗ Thông dầu). Tiếng nhạc của đồng hồ phụ thuộc khá nhiều vào chất gỗ, và “gông”, chất gỗ khác nhau, cho tiếng khác nhau, “gông” đồng tiếng khác, “gông” thép tiếng khác. Một sản phẩm tinh vi như vậy, mà anh coi đó như đỉnh cao của sáng tạo con người, giản dị, nhưng đầy bí ẩn.
Có đã khó, bảo quản còn khó hơn, anh Thắng chia sẻ: “Đã đi sâu chơi, thì phải am hiểu, phải biết nâng niu, quý trọng thời gian, biết quý trọng đồng hồ quả lắc. Thường thì cứ 3 năm phải lau dầu một lần, lau bằng dầu xăng. Sau đó, tra dầu chuyên dùng cho đồng hồ quả lắc, với ổ cót có loại dầu riêng, với các trục lại có loại dầu khác. Và khi có hỏng hóc, hay sự cố, tự mình không sửa được, cũng cần có thợ chuyên nghiệp. Kinh nghiệm của mình, thì thợ riêng vẫn an toàn nhất, dù vẫn biết ở Hà Nội có 2 người, sửa được đồng hồ cổ. ‘Bác sĩ’ riêng cho những chiếc đồng hồ của mình là anh Chu Văn Tiệp, một giáo dân ở Hà Tây, gia đình truyền thống nghề sửa chữa đồng hồ quả lắc, có thể coi là Tổ phụ của Nghề sửa chữa đồng hồ côn”.
Tiếng tích tắc đã thấm vào máu rồi, đã hòa cũng nhịp đập con tim, mình biết quý trọng, nâng niu nó, nó sẽ không phụ lòng mình. Những tiếng tích tắc êm dịu, miệt mài không kể ngày đêm...
Image
Đồng hồ ODO 36 của Pháp (sưu tầm năm 1998), 1 bài - 8 GONS. Vỏ gỗ nguyên bản, kính mài chữ nổi, máy 3 ổ cót.
Image
Đồng hồ J của Đức, 5 GONS (sưu tầm năm 1995)
Image
Đồng hồ J của Đức, 5 GONS (sưu tầm năm 1994). Máy 2 ổ cót GONS, vòng men
Image
Đồng hồ J của Đức (sưu tầm năm 1945, của gia đình để lại), 1 bài - 8 GONS, máy quả lắc dài. Mặt lục lăng, máy 3 ổ cót, kính mài
Image

 

Đồng hồ J của Đức (sưu tầm năm 1996), 1 bài - 8 GONS. Kính rào chém cạnh, mặt men mới

Image
Đồng hồ J của Đức (sưu tầm năm 1992), 1 bài - 8 GONS
Image
Đồng hồ J của Đức (sưu tầm năm 2006), 1 bài - 8 GONS. Mặt kính lồi cong
Image
Đồng hồ J của Đức (sưu tầm năm 1997), 1 bài - 8 GONS. Mặt lục lăng, máy 3 ổ cót, vỏ hoa văn, kính rào chém cạnh
Image
Đồng hồ Liên Xô (sưu tầm năm 1995), 1 GONS, quả lắc đồng, số La Mã
CÁC TIN KHÁC