Tô giới là gì?
Tháng Mười năm 1843, triều đình Mãn Thanh đã cùng với nước Anh kí "Điều ước Hổ Môn" ở Hổ Môn Quan thuộc tỉnh Quảng Đông. Từ đó bọn đế quốc bắt đầu thiết những tô giới ở Trung Quốc.
Tại các thành phố thông thương với người nước ngoài, người ta dành ra một khu đất người nước ngoài xây nhà ở và kinh doanh buôn bán. Đó gọi là "tô giới". Ban đầu quyền sở hữu đất đai trong tô giới thuộc về chính phủ Trung Quốc. Mỗi năm người ngoại quốc phải trả tiền thuê. Song bọn đế quốc xâm lược bao giờ cũng được đằng chân lân đằng đầu.
Sau đó chúng đã thành lập chính phủ, cảnh sát và toà án riêng trong các khu tô giới, đơn phương thu thuế không cho phép chính phủ Trung Quốc can thiệp. Các tô giới đã biến thành những quốc gia nằm trong quốc gia.
Ở Trung Quốc hồi đó, các thành phố Thượng Hải, Quảng Châu, Phúc Châu, Hạ Môn, Thiên Tân, Hán Khẩu, Cửu Giang, Trùng Khánh, Trường Sa... đều có tô giới. Có những tô giới do một đế quốc chiếm, thí dụ: tô giới Anh, tô giới Pháp, tô giới Nhật... nhưng lại có những tô giới do vài đế quốc cùng khống chế. Các nơi này được gọi là tô giới chung.
Ngay từ năm 1937, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đánh đuổi ngoại xâm, thu hồi tô giới. Trong thời gian cuộc Chiến tranh Thế giới II, các đế quốc đã buộc phải tuyên bố trao trả tô giới cho Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, họ vẫn còn được hưởng rất nhiều đặc quyền. Mãi đến năm 1949, nước Trung Quốc mới được thành lập các đặc quyền này mới thật sự bị thủ tiêu.